Xã hội phát triển kéo theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe gia tăng, cho phép mọi người chủ động hơn trong nhiều quyết định đầu tư sức khỏe cá nhân. Trước những thay đổi chóng mặt này, nắm bắt xu hướng digital marketing là việc làm không thể bỏ qua.

Kỷ nguyên Healthcare Marketing 

Ngày trước, Healthcare Marketing chủ yếu được biết đến với các chiến thuật truyền thống như TV, print-ad và thư trực tiếp. Các nhà quảng cáo khởi động chiến dịch với hy vọng đạt được hiệu quả tối đa và họ không thể thực hiện các điều chỉnh theo thời gian thực một khi quảng cáo được xuất bản. Ngoài ra, bệnh nhân thường không từ chối hay trì hoãn các thủ tục thăm khám vì chi phí chăm sóc sức khỏe tương đối thấp và bệnh viện thì luôn sẵn sàng cho tất cả.

Ngày nay mọi thứ đã thay đổi, bệnh nhân không còn phụ thuộc vào các tổ chức chăm sóc sức khỏe. Họ tự do tìm hiểu và chọn dịch vụ mình muốn thông qua internet. Để có thể thu hút người dùng và bệnh nhân, marketer ngành chăm sóc sức khỏe cần áp dụng thông minh các chiến thuật tiếp thị kỹ thuật số. 

Xu hướng chăm sóc sức khỏe thay đổi nhanh chóng trong kỷ nguyên số

Điểm danh xu hướng digital marketing ngành chăm sóc sức khỏe năm 2018 

Để giúp bạn hình dung bức tranh toàn cảnh, dưới đây là 4 xu hướng digital marketing ngành chăm sóc sức khỏe được các chuyên gia dự đoán sẽ sớm trở thành kim chỉ nam trên hành trình chinh phục khách hàng.

1. Mobile: Xu hướng tất yếu thời đại số

Những tiến bộ của ngành công nghệ điện thoại di động giúp thiết bị này ngày càng phổ biến và gắn bó với mọi người. Được đầu tư và nghiên cứu kỹ lưỡng, trong tương lai gần, smartphone được các chuyên gia dự báo sẽ trở thành một phần không thể thiếu của ngành chăm sóc sức khỏe. Trên thực tế, ở một số khu vực, điều này đã và đang diễn ra. Theo một khảo sát của Frost & Sullivan, khoảng 24% người tiêu dùng hiện đang sử dụng các ứng dụng di động để theo dõi/ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng.

Smartphone phát triển và đem đến những trải nghiệm chưa từng có cho người dùng

Tại Việt Nam, các nhà quản lý cũng tận dụng triệt để tính năng này. Cụ thể, Bộ Y tế đã xây dựng Sổ tiêm chủng điện tử trên Official Account (OA) -  kênh quản lý và cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng của thương hiệu trên ứng dụng Zalo. Sổ tiêm chủng điện tử trên Zalo giúp các phụ huynh dễ dàng tra cứu lịch tiêm chủng cho bé yêu của mình, cũng như các điểm tiêm chủng gần nhất và các tra cứu thông tin khác như thông tin vắc xin, thông báo dịch bệnh. Giờ đây chiếc điện thoại di động cùng Zalo OA đã trở thành một phần không thể thiếu với các bậc phụ huynh. Họ có thể sử dụng tiện ích Sổ tiêm chủng điện tử của Bộ Y Tế để theo dõi và cập nhật các thông tin liên quan tới lịch tiêm của bé. Ngoài ra, Bộ Y Tế còn cập nhật các tin tức hữu ích liên quan tới tình hình bệnh dịch thông qua OA này.

2. Tối ưu tìm kiếm

Theo báo cáo của Think with Google, có đến 44% bệnh nhân tìm kiếm thông tin bệnh viện trên chính điện thoại di động. Các marketer có thể giúp nhận diện công cụ tìm kiếm và xếp hạng nội dung bằng cách gắn tag cho page với các từ khóa liên quan, viết mô tả cho trang thông tin và sáng tạo các tiêu đề HTML cùng các kỹ thuật khác. Cách làm này sẽ giúp trang của bạn xuất hiện tại những vị trí thuận lợi hơn khi khách hàng tìm kiếm một chủ đề về sức khỏe liên quan đến dịch vụ mà bạn cung cấp.

3. Theo dõi ROI của mỗi chiến dịch Digital

Lợi ích đáng kể của tiếp thị kỹ thuật số là khả năng theo dõi, đo lường và đánh giá kết quả cụ thể của mỗi chiến dịch. Đối với các marketer ngành chăm sóc sức khỏe, cách làm này giúp họ biết những gì đang diễn ra, cần tối ưu điều gì và làm thế nào để sử dụng ngân sách marketing hợp lý. Ngoài việc tổng hợp và phân tích dữ liệu bệnh nhân, hệ thống CRM chăm sóc sức khoẻ cũng theo dõi và báo cáo kết quả chiến dịch marketing. Do đó, các marketer có thể xác định thành công bước đầu và khả năng kiểm soát tài chính cho từng chiến dịch cụ thể. 

4. Điểm cộng từ phương tiện truyền thông xã hội

Ngày nay, phương tiện truyền thông xã hội được sử dụng để hỗ trợ bệnh nhân và bác sĩ tốt hơn. Đó có thể là các cuộc thảo luận, kết nối mọi người hay đơn thuần chia sẻ thông tin về sức khỏe. Mặc khác, sự xuất hiện của các phương tiện này cũng giúp thương hiệu thu hút bệnh nhân nhiều hơn trước. Theo Evariant có đến 57% người dùng tin tưởng và quyết định điều trị tại cơ sở y tế, tổ chức sức khỏe mà họ tham gia online trước đó. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng mạng lưới truyền thông xã hội để cộng tác, chia sẻ kiến ​​thức và làm việc cùng nhau.

Một trong các cách giao tiếp hiệu quả hiện nay có thể kể đến là Zalo – Messaging App số 1 Việt Nam. Thông qua Zalo Official Account, doanh nghiệp có thể quản lý và trò chuyện với khách hàng mục tiêu của thương hiệu, dễ dàng gửi thông tin hữu ích, tạo hứng thú trong các cuộc trò chuyện với chatbot thông minh. Đặc biệt, các thông tin này đều được bảo mật, giúp khách hàng yên tâm hơn trong quá trình được tư vấn sức khỏe hay các vấn đề bệnh lý cá nhân.

Zalo OA giúp doanh nghiệp quản lý và trò chuyện với khách hàng hiệu quả hơn.

Mong rằng với những gợi ý trên, bạn đã có những ý tưởng tuyệt vời cho chiến dịch marketing của mình. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua các kênh truyền thống hoàn toàn. Hãy thiết lập mạng lưới kết nối từ online đến offline vững chắc để có thể chinh phục khách hàng dễ dàng hơn, cho dù là “thượng đế” khó tính nhất.

Nguồn: Adtima tổng hợp