Thời gian trong marketing được xem là yếu tố quan trọng quyết định thành bại của một chiến dịch. Để những nỗ lực có giá trị, thương hiệu cần trả lời được các câu hỏi sau: Chiến dịch marketing bắt đầu khi nào sẽ hiệu quả? Mùa nào trong năm sản phẩm được yêu thích nhất? Hay sự kiện bất ngờ nào có thể “dựa theo” để tối ưu chiến lược của nhãn hàng?

Bài viết dưới đây được Adtima tổng hợp và phân tích sẽ giúp người đọc hiểu hơn về khái niệm Marketing theo thời điểm, đồng thời chia sẻ 3 yếu tố quan trọng cần lưu tâm trước mỗi chiến dịch marketing của thương hiệu.

Marketing thời điểm là gì?

Marketing thời điểm là kế hoạch marketing được phát triển dựa trên yếu tố thời gian. Nhiệm vụ của các marketer là sắp xếp thời gian hợp lý tùy theo nhu cầu mỗi mùa hay gắn liền nó mới một sự kiện đang được chú ý trong khoảng thời gian nhất định. 

Marketing thời điểm là kế hoạch marketing được phát triển dựa trên yếu tố thời gian.

Yếu tố cần có cho một chiến dịch marketing thời điểm

Để có một chiến dịch marketing hiệu quả, dưới đây là 3 yếu tố quan trọng bạn cần lưu tâm:

Time Marketing 

Time Marketing là nghiên cứu thời gian nào có thể phát hành sản phẩm mới ra thị trường. Tùy thuộc vào sản phẩm và ngành công nghiệp, các yếu tố phải được xem xét gồm: vòng đời sản phẩm, ngày tháng phát hành, sản phẩm tương tự trong quá khứ và nguyên nhân thất bại của dòng sản phẩm đó. Thông qua nghiên cứu Time Marketing, doanh nghiệp có thể đưa ra các hướng dẫn phù hợp để định vị sản phẩm trên thị trường.

Tuy nhiên, cũng đừng quên gắn liền nó với…

Seasonal Marketing 

Hiểu đơn giản, đây chính là Marketing theo mùa lễ hội: Gà tây bán nhiều vào tháng 11 (Lễ tạ ơn), Kẹo cho tháng 12 (Giáng sinh), Pháo hoa tiêu thụ nhiều vào những tháng đầu năm (Tết)... Mỗi mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông) lại mở ra cơ hội tiêu thụ cho một số sản phẩm nhất định. 
 

Các thương hiệu lớn thường tìm cơ hội gắn tên mình với mùa lễ hội quan trọng.

Một trong các thương hiệu thành công khi gắn mình với mùa lễ hội chính là Coca Cola. Giữa “rừng” chiến dịch truyền thông được tung ra mỗi dịp Tết, Coca Cola vẫn là cái tên quen thuộc với nét riêng không thể nhầm lẫn. Năm 2017, nhãn hàng nước giải khát này tạo nên dấu ấn riêng với chiến dịch truyền thông kết hợp cùng Zalo - ứng dụng nhắn tin số 1 Việt Nam, đem đến thông điệp hoàn toàn mới: Tết chính là hành trình đón một khởi đầu mới. 

Đầu tiên, Coca Cola bắt đầu bằng trải nghiệm mobile-first lời chúc 360 độ - “New Beginning 360 Degree Wishes” với 10 themes chủ đề Tết trên Zalo. Với những sáng tạo này, Coca Cola khuyến khích teen chia sẻ, gửi những lời chúc ý nghĩa đến bạn bè, người thân hay người yêu bằng tin nhắn độc đáo chưa từng có. Ngoài tin nhắn chúc Tết, người dùng còn nhận lì xì khi tham gia chia sẻ lời chúc trên các mạng xã hội hay màn hình LED ngoài trời - OOH được đặt tại các thành phố lớn trên cả nước như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Nha Trang. 

Seasonal Marketing còn bắt đầu từ các ngày lễ lớn trong năm. Marketer hoàn toàn có thể chủ động lên trước kế hoạch khi xác định được ngày lễ nào nhóm đối tượng mục tiêu tỏ ra hứng thú nhất. Đó có thể là 8/3 dành cho phái yếu, 1/4 với nhóm đối tượng trẻ thích đùa hoặc 14/2 dành cho cặp đôi đang yêu...

Tại Việt Nam, thương hiệu thành công trong việc gắn mình với ngày lễ đặc biệt trong năm phải kể đến Mirinda với chiến dịch marketing “Cá tháng tư, thật thật đùa đùa” diễn ra vào ngày 1/4/2017 phối hợp cùng ứng dụng nhắn tin số 1 Việt Nam - Zalo. MV “Cá tháng tư, thật thật đùa đùa” được trình bày bởi ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh nhận được quan tâm của đa số khán giả teen vì khắc họa được tâm tình tuổi mới lớn. 

Zalo là một kênh chủ lực để tăng tính tương tác vào thời điểm “then chốt” trong ngày 1 tháng 4. Với số lượng người dùng lớn, Zalo là lựa chọn hoàn hảo nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu của Mirinda. Đồng thời, tính năng vô cùng đặc biệt “Zalo Khoảnh Khắc” chỉ xuất hiện vào ngày 1 tháng 4. Với tính năng này, người dùng có thể thoải mái “cầm cưa”, thổ lộ, giãi bày tâm sự. Tất cả những bộc bạch “thật thật đùa đùa”  sẽ chỉ tồn tại trong 24 giờ đồng hồ, hết ngày 1 tháng 4 thì hệ thống sẽ xóa toàn bộ nội dung này.

Bên cạnh các lễ hội quan trọng trong năm, để gia tăng mức độ tin cậy, thương hiệu cần xác định sản phẩm hay dịch vụ của mình phù hợp với mùa nào trong năm. Không nên nhầm tưởng rằng những gì thương hiệu đang cung cấp sẽ có thể bán được quanh năm, trừ khi đó là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như kem đánh răng, thuốc lá hay snack. Thậm chí dù sản phẩm là quần áo cho phụ nữ - sản phẩm được yêu thích nhất, doanh nghiệp cũng cần kế hoạch theo sát các mùa để lúc nào khách hàng cũng cảm nhận được giá trị và lựa chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp. 

Chẳng hạn, không ai đặt mua áo bông vào mùa hè nhưng họ sẵn sàng chi tiền cho bikini. Tại sao ư? Vì đó là mùa của du lịch, của nghỉ dưỡng, của những chuyến đi chơi xa và biển là lựa chọn ưu tiên. 

Ngoài ra, thương hiệu cũng có thể gia tăng lợi ích khi cung cấp thêm các dịch vụ phụ vào những thời điểm trái mùa. Điều này đặc biệt đúng với các thương hiệu kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn. Để thu hút và giữ chân khách hàng, bên cạnh cung cấp phòng nghỉ thông thường, họ sẽ tích hợp với cách dịch vụ khác như các tour khám phá văn hóa vùng miền cho du khách, dịch vụ xe chuyên chở khách đến các địa điểm du lịch địa phương được yêu thích hoặc cho thuê xe tự lái tại nếu cần. 

Lợi ích gia tăng giúp giữ chân khách hàng dù trái mùa kinh doanh.

Kết hợp 2 yếu tố trên, thương hiệu chắc chắn sẽ tạo được những chiến lược tốt. Tuy nhiên, để một chiến dịch marketing diễn ra hoàn hảo và trọn vẹn hơn, thương hiệu cũng cần cân nhắc yếu tố thứ ba sau đây. 

Marketing theo sự kiện 

Các chiến dịch marketing theo sự kiện này đôi khi không thể báo trước nhưng kết quả đem lại thường vượt kì vọng. Nhân một sự kiện thu hút sự chú ý của khách hàng và giới truyền thông, nhãn hàng