Người dùng Việt Nam cài đặt trung bình 33 ứng dụng trên smartphone. Con số này tương đồng với số liệu tại các quốc gia đang phát triển trong khu vực như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan và Malaysia, nhưng ít hơn so với các quốc gia phát triển như Hàn Quốc (53 ứng dụng), Singapore (44 ứng dụng) và Trung Quốc (38 ứng dụng). Bên cạnh đó, 25% trong tổng số ứng dụng được dùng mỗi ngày. Mặt khác, trong khi người dùng Việt Nam có thói quen gỡ cài đặt những ứng dụng không dùng, họ lại có xu hướng cài đặt thêm nhiều ứng dụng hơn so với tổng số ứng dụng trung bình. Đứng trước ngữ cảnh này, marketer cần có cái nhìn tường tận về động thái người dùng trên smartphone qua bài viết dưới đây.

Hoạt cảnh người dùng Smartphone tại Việt Nam

Theo TNS/Google App Marketing Insights Report 2016, người dùng smartphone tại Việt Nam hầu như dành thời gian trên ứng dụng di động và website trong năm 2016, khoảng 50 phút mỗi ngày.

Theo Nghiên cứu của GroupM 3D và Vietnam Touchpoint 2017, âm nhạc, trò chơi, tin nhắn, mạng xã hội và chụp hình là những ứng dụng phổ biến nhất được người dùng Việt cài đặt. Với tin nhắn, Facebook là ứng dụng phổ biến nhất, theo sau đó là Zalo và Viber.

Một báo cáo khác của TNS/Google Mobile App Marketing Insights 2016 chỉ ra hơn ½ người dùng Việt Nam cảm thấy hài lòng khi chi trả trên các ứng dụng, với 65% người dùng đã thanh toán mua các ứng dụng thông qua Google Play Store hay iTunes App Store ít nhất một lần. 

Khoảng 20% người dùng đăng ký trả trước hoặc thanh toán một lần cho những nội dung giải trí-kỹ thuật số. Trong khi đó, xấp xỉ 80% người dùng mua một sản phẩm hoặc dịch vụ trên một ứng dụng (như giày, vé máy bay, phụ kiện xe,…) ít nhất một lần. Khoảng 30% người Việt Nam mua sắm trực tuyến qua các ứng dụng di động.

Cùng với sự phát triển của mua sắm trực tuyến, việc tung ra ứng dụng Alipay và Samsung Pay tại Việt Nam trong năm 2017 để tham gia vào các công ty đi đầu về kỹ thuật số như Payoo, MoMo, VNPT Pay, OnePay và ZaloPay hứa hẹn một sự tăng trưởng trong thị trường Mcommerce (tạm dịch: thương mại di động) trong những năm sắp tới.

ZaloPay thanh toán trực tuyến trên di động chỉ mất 2 giây

Cách người dùng tương tác trên ứng dụng di động

Theo Nghiên cứu của Appota, người Việt Nam sử dụng di động trung bình 114 phút mỗi ngày, trong đó, thời gian dành cho các ứng dụng chiếm một lượng khá lớn. Nhìn chung, người Việt Nam dùng các ứng dụng di động chủ yếu để giao tiếp và tương tác xã hội. Tuy nhiên, những hoạt động khác như e-commerce (tạm dịch: thương mại điện tử), giải trí và đọc tin tức cũng chiếm một lượng thời gian tương đối so với thời gian trung bình dành cho di động.

Hành vi người dùng

Bằng ngôn từ phải kể đến các hoạt động liên quan như chat. Bằng hành động có hoạt động khác như newsfeed, thương mại, thương mại điện tử.

Tần suất sử dụng ứng dụng

Tương tự, tần suất sử dụng thường xuyên nhóm ứng dụng mạng xã hội, nhắn tin và tìm kiếm vượt đáng kể so với nhóm ứng dụng giải trí và tin tức. Tuy nhiên, dù có tỷ lệ sử dụng hàng ngày thấp nhất nhưng các ứng dụng du lịch và đọc sách vẫn chiếm tỷ lệ được sử dụng thường xuyên cao nhất.

Xu hướng sử dụng thiết bị công nghệ

Trong vòng 5 năm kể từ năm 2013, sự thâm nhập của smartphone đã chiếm lĩnh ngôi vị số 1 của PC với tốc độ tăng trưởng cực kì ấn tượng. Tại thời điểm hiện tại, sự thâm nhập của PC đã thụt lùi rất nhiều so với smartphone. Mặc dù sở hữu tốc độ tăng trưởng rất cao trong năm 2015, tỷ lệ người dùng máy tính bảng vẫn rất ít và bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm trong hai năm vừa qua. Điều này càng giúp smartphone khẳng định vị thế quan trọng của mình trong thị thường hiện tại và tương lai

Smartphone “nhân chứng” vượt mặt các thiết bị điện tử còn lại

Tốc độ tăng trưởng của Zalo

Đáng chú ý nhất là tốc độ tăng trưởng của Zalo thậm chí còn cao hơn cả mức độ thâm nhập của smartphone vào thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy tốc độ thích ứng với ứng dụng di động của người việt Nam rất khả quan. Từ năm 2015, tốc độ tăng trưởng của Zalo cao gấp 3 lần so với smartphone, và còn tiếp tục tăng trưởng tới năm 2017.

Trong vòng một năm, số lượng sticker được người dùng Zalo tải về đã tăng gấp đôi so với năm ngoái, chứng minh cho sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nhu cầu giao tiếp và thể hiện cảm xúc của người dùng hiện nay. Số lượng sticker người dùng sử dụng mỗi ngày khi nhắn tin cũng tăng ⅓ so với năm ngoái. So với mức tăng trưởng tiêu dùng, cho đến hiện tại, số lượng sticker trong sticker store tăng trên 60%.

Bà Chu Thị Diễm Thúy, Head of Strategic Planning Adtima bày tỏ quan điểm:

“Nhờ vào những tiến bộ công nghệ và thị trường công nghệ cao đầy tính cạnh tranh trong những năm gần đây, di động đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Việt. Họ không chỉ dùng di động để giao tiếp mà còn để thỏa mãn nhu cầu nhân bản như giải trí và tự khẳng định bản thân. Do đó, thời lượng người Việt Nam dành cho di động ngày càng tăng và dường như không có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên, điều đó cũng không đồng nghĩa với việc nhiệm vụ của marketer- khai thác hóa hình ảnh thương hiệu - trở nên dễ dàng hơn. Mặt khác, nó cho thấy những thách thức dành cho marketer: Họ phải trang bị thêm lối tư duy sáng tạo, đột phá hơn cũng như khả năng tiên đoán để chiến thắng trong thế giới mà di động đang bá chủ.”

Bà Chu Thị Diễm Thuý chia sẻ đến marketer chiến lược tiếp cận người dùng trên di động

Ông Sandip Roy, COO Denstu X Vietnam cũng chỉ ra rằng:

“Đây là nỗ lực tuyệt vời để mang đến nguồn cung cấp dữ liệu đáng tin cậy như một điểm tựa tham khảo cho cả marketer và media agencies. Trong khi triết lý ‘’Mobile First’’ là một khái niệm quan trọng - những dữ kiện trong sự kết nối di động đi cùng với updated insights - sẽ giúp chúng ta kiến tạo những cuộc hội thoại tốt hơn thông qua nền tảng, thiết bị và thị trường.’’

Từ những số liệu và nhận định trên, có thể thấy di động tiếp tục có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của người tiêu dùng, góp phần xây dựng nên hình ảnh người tiêu dùng Việt Nam hiện đại. Không chỉ vậy, di động còn là nhân tố chính góp mặt trong mọi chiến dịch marketing thành công và vì thế, mỗi marketer càng phải nhanh chóng tìm cách “mở khóa’’ nền tảng đầy tiềm năng này.

Liên hệ Adtima để được tư vấn cụ thể và nhận các gói giải pháp hấp dẫn đến từng thương hiệu.

Nguồn: Vietnam: Mobile Ecosystem & Sizing Report 2017/18