Sự phát triển nhanh chóng của các mạng xã hội và những platform thương mại điện tử đã làm thay đổi cách mọi người giao tiếp cững như mua bán trên khắp thế giới. Lồng ghép các khoản thanh toán digital vào các mạng lưới và platform đang phát triển này đã tạo ra cơ hội to lớn để kích thích kinh tế - tài chính, bao gồm: Sự minh bạch, an ninh và tăng trưởng.

Thực tế tất cả các quốc gia, cá nhân, doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách đều nhận ra những cơ hội này và bắt đầu hành động nhưng có lẽ không ở đâu hơn ở Trung Quốc.

Báo cáo này xem xét hai ứng dụng lớn nhất của Trung Quốc - WeChat và Alipay - và khám phá vai trò của chúng trong việc phát triển một trong những hệ sinh thái thanh toán digital lớn nhất và phức tạp nhất trên thế giới.

Nếu nền kinh tế Trung Quốc là một khối độc lập, báo cáo này cũng đã xác định được các yếu tố chính trong việc tích hợp thành công  thanh toán digital vào các mạng xã hội và platform thanh toán. Bằng cách này, chúng tôi mang đến những bài học có thể được nghiên cứu, đánh giá để áp dụng bên ngoài thị trường Trung Quốc nếu có thể.

Thanh toán xưa và nay đều cần 2 yếu tố tiên quyết này

Khi mạng xã hội và thương mại điện tử tiếp tục phát triển và tạo ra cơ hội cũng như rủi ro, báo cáo bổ sung thêm một số kiến thức về cách các thanh toán digital có thể cải thiện cuộc sống và củng cố nền kinh tế ở mọi nơi trên thế giới.

Tổng giá trị thanh toán của Alipay và WeChat đã tăng từ hơn 1 nghìn tỷ RMB (81 tỷ USD) vào năm 2012 lên 20 nghìn tỷ RMB (2.9 nghìn tỷ USD) vào năm 2016 - gấp 20 lần trong bốn năm.

Năm 2015, thanh toán không phải tiền mặt chiếm gần 60% các giao dịch bán lẻ ở Trung Quốc. Trong tất đó, Alipay và WeChat Pay chiếm 28% tất cả phí giao dịch bán lẻ; dịch vụ thanh toán bằng thẻ ngân hàng truyền thống đã chiếm 20 tỷ đô giá trị giao dịch kể từ khi hệ thống này được hình thành. Thanh toán digital nhìn chung đã tăng nhanh từ khoảng 3,5% tổng số các giao dịch bán lẻ ở Trung Quốc trong năm 2010 lên khoảng 17% vào năm 2015.

Những điểm chính trong báo cáo

Sự phát triển đáng kể của thanh toán digital bằng trên các platform và network có sẵn ở Trung Quốc mang đến một phạm vi rộng lớn các dịch vụ tài chính digital, mở rộng cả về tài chính toàn diện (financial inclusion) và cơ hội kinh doanh cho các cá nhân, đồng thời tạo ra mô hình kinh doanh mới hiệu quả hơn cho các công ty.

1. Các dịch vụ tài chính mới đã chứng minh là rất phổ biến, đem lại lợi ích cho nhiều người.

Alibaba hợp tác với Tianhong Asset Management tung sản phẩm Yu'E Bao (nghĩa là "kho báu còn lại,"), một tài khoản thị trường tiền tệ rủi ro thấp gần giống như tài khoản tiết kiệm. Khách hàng có thể lấy tiền "dư" trên ví kỹ thuật số và đầu tư vào sản phẩm Yu'E Bao.

Mặc dù những dịch vụ này thường chỉ cần khoản tiền nhỏ nhưng chúng vẫn mang lại những lợi ích đáng kể cho người có thu nhập thấp. Quy mô của các sản phẩm tiết kiệm cá nhân này ở góc độ tổng quan, là yếu tố quan trọng giúp giải thích làm sao các sản phẩm này miêu tả mô hình kinh doanh mới đang thu hút sự chú ý từ các quốc gia trên thế giới.

Yu'E Bao tiến lên từ quản lý tài sản (AUM) với chỉ 0.2 tỷ nhân dân tệ (hơn 29 tỷ USD) trong năm 2013 lên hơn 810 tỷ nhân dân tệ (117 tỷ USD), phục vụ hơn 152 triệu khách hàng sau ba năm và trở thành một trong số những quỹ tiền tệ lớn nhất trên thế giới.

2. Digital finance thúc đẩy đáng kể hoạt động kinh tế - thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng

Tính đến tháng 9 năm 2016, công ty dịch vụ tài chính Ant Financial đã cho vay tổng cộng 740 tỷ nhân dân tệ (107,3 tỷ đô la Mỹ) cho hơn 4.11 triệu doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Mô hình kinh doanh mới cho phép người có thu nhập thấp đang hướng tới việc sử dụng thanh toán digital ở một quốc gia có đến 79% người trưởng thành sở hữu tài khoản ngân hàng, nhưng chỉ có 10% trong số đó chính thức vay tiền trong hệ thống tài chính.

Ví dụ: Huabei hoặc "Just Spend" (tạm dịch: “Cứ dùng tiền đi”) là dịch vụ được tung ra vào năm 2014 cho phép chủ cửa hàng tiếp cận các khoản vay nhỏ hàng tháng. Ngày Độc lập năm 2016 (một ngày lễ quan trọng tương tự như Ngày Valentine), người tiêu dùng đã chi tiêu tổng cộng 26,8 tỷ RMB (3,9 tỷ đô la Mỹ) bằng cách sử dụng dịch vụ Huabei trên hai platform thương mại điện tử chính.

3. Phần thưởng hấp dẫn và lợi ích rõ ràng là chia khóa dẫn đến quyết định của người tiêu dùng và nuôi dưỡng sự gắn kết của họ.

Ví dụ, Tencent thực hiện chiến dịch “Bao lì xì đỏ” trên ứng dụng WeChat của họ vào năm 2014 - phiên bản lì xì truyền thống trên digital dành cho bạn bè và gia đình vào dịp tết âm lịch.

Để nhận được bao lì xì, người nhận phải có một tài khoản WeChat được kết nối với tài khoản ngân hàng. Trong tuần đầu tiên, hơn 8 triệu người đã tham gia và con số tài khoản ngân hàng mới kết nối với WeChat đã lên đến hàng triệu.

Suốt tết Âm lịch 2017, người dùng WeChat đã lì xì tổng cộng 46 tỷ nhân dân tệ, tăng 43% so với năm 2016.

4. Các dịch vụ tính điểm tín dụng mới ngày càng dễ tiếp cận hơn, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ.

Đơn cử như dịch vụ tín dụng Sesame - có khả năng đánh giá giá trị tín dụng cho hơn 350 triệu người dùng thực đăng ký và 37 triệu doanh nghiệp nhỏ thực hiện các giao dịch mua bán trên Alibaba. Khi người dùng đăng ký Sesame họ đồng ý cho phép Ant Financial sử dụng dữ liệu giao dịch của họ để xác định điểm tín dụng của họ.

Các dịch vụ tính điểm tín dụng đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn bên ngoài Trung Hoa, kể cả khu vực công và khu vực tư nhân. Ví dụ, một chương trình thử nghiệm được thành lập vào tháng 6 năm 2015 với Chính phủ Luxembourg cho phép sử dụng điểm tín dụng thay cho hồ sơ ngân hàng để bảo đảm thị thực cho khách du lịch Thiên Tân ở Châu Âu.

5. Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán digital lớn đang nhanh chóng mở rộng ra ngoài Trung Quốc và đầu tư vào các công ty công nghệ tài chính.

Người dùng có thể sử dụng Alipay và WeChat Pay ở Thái Lan, một trong những điểm đến phổ biến nhất của khách du lịch Trung Quốc, để mua hàng và dịch vụ.

Alibaba đầu tư đáng kể vào PayTM và Tencent của Ấn Độ vào PayU của Ấn Độ, hai công ty cung cấp thanh toán digital lớn nhất ở Ấn Độ. Tencent gần đây đã đưa ra một sáng kiến liên doanh ở Châu Phi, cho phép thanh toán tại Nam Phi bằng đồng Rand.

Những kinh nghiệm này và những kinh nghiệm khác ở Trung Quốc cho thấy là có rất nhiều cơ hội rõ ràng mà các quốc gia khác có thể khai thác bằng cách sử dụng các platform thương mại điện tử và mạng xã hội hiện có làm nền tảng cho việc mở rộng hệ sinh thái thanh toán số.

Báo cáo năm 2016 của tổ chức McKinsey Global ước tính rằng digital finance số có thể đóng góp thêm 3,7 nghìn tỷ đ&oc