Tác động của Covid-19 lên nền kinh tế sẽ có độ trễ, càng về nửa cuối năm càng biểu hiện rõ nét. Theo đó, mùa mua sắm Tết 2021 là sự “phản chiếu” những biến động do Covid-19 gây ra. 
Có thể nói, người dùng lẫn doanh nghiệp không có quá nhiều kinh nghiệm ứng phó với tác động của đại dịch có quy mô toàn cầu như Covid-19. Đối mặt với tình huống này, doanh nghiệp buộc phải đưa ra những chiến lược ứng phó, biến nguy thành cơ hội bằng chính kinh nghiệm, cảm nhận, am hiểu thị trường của mình. “Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp tổn thất nhưng cũng giúp một số khác thành công”, theo SCMP.

Hiểu được insight khách hàng, doanh nghiệp nắm giữ chìa khóa quan trọng để tạo nên chiến dịch Tết hậu Covid-19 thành công

Để nắm được cơ hội thành công đó, doanh nghiệp cần có dữ liệu, insight khách hàng, biết cách vận dụng những con số để lên chiến dịch Tết 2021 – Tết hậu Covid-19 thành công. Dưới đây là những insight quan trọng của người dùng Việt, chi phối quyết định mua hàng của họ vào mùa mua sắm cuối năm, được Adtima thực hiện khảo sát trên hệ sinh thái của mình với gần 3.000 người dùng thông qua 2 dự án: Dự án về Tết 2020 được thực hiện vào tháng 2 năm 2020 bao gồm xu hướng về sự thay đổi trong thói quen ăn Tết của người Việt Nam từ năm 2018 đến nay; dự án về Covid-19 được thực hiện vào tháng 3 năm 2020 bao gồm ảnh hưởng của Covid lên hành vi và suy nghĩ của người tiêu dùng tại Việt Nam. 

Người dùng thắt chặt, tối ưu hóa chi tiêu trong dịp Tết

Covid-19 tác động kinh tế, đời sống và thói quen của khách hàng. Họ có xu hướng chi tiêu ít hơn, đồng thời, cân nhắc nhiều hơn khi mua sắm. Nhu cầu tiết kiệm chi tiêu thể hiện qua việc người tiêu dùng ưu tiên mua hàng ở các kênh uy tín, được trợ giá. Cụ thể, theo nghiên cứu của Adtima, 76% người dùng chủ động tìm kiếm kênh bán hàng cam kết bình ổn giá; 64% tìm kiếm khuyến mãi, giảm giá; 39% lựa chọn nhãn hàng cung cấp hậu mãi và chăm sóc khách hàng. Đặc biệt, 21% khách hàng đã cởi mở hơn với việc chơi game tương tác của nhãn hàng hay xem quảng cáo để nhận khuyến mãi đặc biệt. 
Ngoài ra, áp lực kinh tế tạo thêm gánh nặng cho người tiêu dùng vào dịp Tết sắp tới. Có 40% người tham gia khảo sát cho rằng Tết là dịp khiến họ tiêu tốn quá nhiều tiền, 36% cho rằng giá sản phẩm và dịch vụ tăng cao và 11% lo lắng không thể chuẩn bị được cái Tết chu toàn, ấm no cho người thân.

Thói quen mua sắm qua kênh thương mại điện tử được thúc đẩy đáng kể trong đợt cách ly xã hội, và tiếp tục là xu hướng trong dịp Tết hậu Covid-19

Việc giãn cách xã hội tạo điều kiện, môi trường lý tưởng để người dùng thay đổi hành vi tiêu dùng của mình. Thương mại điện tử lên ngôi với số lượng đơn hàng online và đặt món trực tuyến tăng 25-26% trong đợt cách ly xã hội. Xu hướng mua sắm online trong những cái Tết gần đây đã thay đổi đáng kể, với 39% mua sắm trên website Thương mại điện tử, 33% mua sắm ở các Mạng xã hội và 22% trên các nền tảng khác. Quá trình trải nghiệm mua sắm online cũng giúp người dùng có niềm tin hơn với hình thức này, mở đường cho các doanh nghiệp thực hiện những chiến lược marketing thú vị, đột phá hơn nhằm chinh phục người dùng. 

Tết tối giản nhưng vẫn đậm truyền thống

Tết là dịp đặc biệt trong văn hóa người Việt, mang ý nghĩa của sự đoàn tụ, sum vầy, khởi đầu cho sự may mắn và sung túc trong năm mới. Tuy nhiên, Tết cũng mang đến nỗi lo cho không ít người Việt. Cụ thể, 23% người tham gia khảo sát cho rằng việc dọn dẹp nhà cửa là một gánh nặng; 15% cảm thấy nặng nề với những quy tắc như lì xì cho quá nhiều con cháu; 14% cảm thấy không thoải mái với việc đi tặng quà cho sếp hay họ hàng; và hầu như gen Z và gen Y đều mang “gánh nặng” khi bị hỏi về việc lập gia đình hay các yếu tố về lương thưởng.  

Tết là dịp đặc biệt trong đời sống văn hóa người Việt nhưng cũng mang đến không ít áp lực và lo lắng 

Bên cạnh đó, “công nghiệp hóa” những hoạt động truyền thống cũng khiến 41% người dùng lo lắng sẽ khiến Tết nhạt đi, mất ý nghĩa và bản sắc văn hóa. Trong bối cảnh đó, 38% người dùng mong đợi các nhãn hàng thay họ truyền tải được thông điệp chúc Tết ý nghĩa qua các chiến dịch, 35% người dùng mong muốn những kênh kỹ thuật số truyền tải được nhiều không khí Tết hơn. Từ đó, những món quà hay món tiền lì xì nho nhỏ được trao đi cũng mang nhiều thông điệp ý nghĩa, được cá nhân hóa và vẫn đậm đà chất Tết. 

Gắn kết hơn nữa với người thân yêu

“Ngày Tết, bạn muốn dành nhiều thời gian cho ai nhất?” là câu hỏi khảo sát của Adtima, mang đến đáp án khá thú vị. Trong đó, 50% người được hỏi hướng đến dành trọn ngày Tết cho gia đình nhỏ, và chỉ 19% dành thời gian cho người yêu hay bạn bè. Thực trạng này xuất phát từ đợt giãn các xã hội của dịch Covid-19, khiến mọi người có nhiều thời gian ở bên cạnh gia đình, giúp họ thêm hiểu và trân trọng những giá trị của tổ ấm. 
Chính điều này khiến người Việt có xu hướng dành nhiều thời gian, mối quan tâm cho gia đình nhỏ vào những ngày Tết hậu Covid-19 thay cho xu hướng dịch chuyển, du lịch nước ngoài thường thấy những năm trước. Họ cũng muốn tặng người thân những món quà ý nghĩa và những hoạt động thú vị để gắn kết các thành viên trong gia đình. 
Theo đó, những quảng cáo giàu tình cảm gia đình, khơi gợi được ý nghĩa trân trọng người thân yêu sẽ chinh phục được người dùng và xây dựng được Brand-love với khách hàng. Để thực hiện được mong muốn này, những quảng cáo của nhãn hàng không lôi kéo mà nên truyền cảm hứng cho người dùng, doanh nghiệp cũng không cố bán mà nên giúp người dùng mua sản phẩm với chi phí phù hợp, cung cấp nhiều giải pháp để khách hàng có mùa Tết trọn vẹn hơn.

Khách hàng mong muốn những mẫu quảng cáo trên kênh kỹ thuật số truyền tải được cảm xúc, thông điệp ý nghĩa ngày Tết

Sống trọn vẹn, yêu thương bản thân nhiều hơn

Covid-19 tạo ra những khủng hoảng về kinh tế, xã hội lẫn tâm lý của người dùng. Trong giai đoạn cao điểm dịch bệnh, mỗi ngày người dùng phải tiếp nhận những thông tin về số người mắc mới, nghi nhiễm và những ca tử vong ở một số nước trên thế giới tăng gấp đôi sau mỗi 24 giờ. Tâm lý lo lắng do sự bùng phát của dịch bệnh khiến con người có xu hướng thấy cuộc sống chông chênh hơn, đồng thời, họ cũng muốn yêu thương và trân trọng bản thân hơn. Chính bối cảnh ở nhà vì giãn cách xã hội, nhiều người đã có nhiều thời gian hơn để chiêm nghiệm về bản thân, điều chỉnh mối bận tâm của họ, tập trung vào những giá trị thật sự quan trọng tron